DAO_TAO_FOREX_2.png

icmarkets_mới_nhất.jpg

Chảy dòng lịch sử, giao dịch với Point & Figure Chart huyền thoại

 

Point__Figure_Chart_huyền_thoại.jpg

Với những Trader làm về chứng khoán hay phòng phân tích của các công ty môi giới chắc cũng không lạ gì loại đồ thị này nhưng với đa phần Trader chắc sẽ thấy nó mới lạ bởi vì sự phổ biến của đồ thị nến cộng với sự dễ hiểu đã lấn át loại đồ thị từng "Làm mưa làm gió" trong giới PTKT phương Tây này. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một chút về lịch sử ra đời của loại đồ thị có phần đặc biệt này:

P&F là một dạng đồ thị được sử dụng rất phổ biến vào những năm của thế kỷ 19. Có một điều rất đặc biệt của P&F chart, đó là không ai biết nó được ai phát minh ra, cũng như năm chính xác mà nó ra đời, P&F ra đời như là một sự tất yếu của nhu cầu ghi lại chuyển động giá trên thị trường tài chính.

Chính vì thế P&F là dạng đồ thị chỉ đơn thuần mang một sự “TINH KHIẾT” của giá cũng như sự chuyển động của CUNG - CẦU mà ngày nay chúng ta gọi là “Price Action”.

P_F_ra_đời_như_là_một_sự_tất_yếu.jpg

Có rất nhiều ý kiến cho rằng, P&F được phát minh bởi Charles Dow. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi Charles Dow là người đã đặt nền móng cho bộ môn Phân Tích Kỹ Thuật hiện đại. Tất nhiên, dù thế nào đi nữa, P&F vẫn tồn tại theo dòng chảy đầy biến động của bộ môn Phân Tích Kỹ Thuật, và là phần thưởng cho những trader bỏ tâm huyết và công sức để nghiên cứu về loại hình “Nghệ thuật” mang tính lịch sử này.

1. Figure Chart "Đồ thị hình"

Hãy cùng chúng tôi dịch chuyển một khoảng thời gian về những năm tháng sơ khai, lúc đó chúng ta chưa có phân tích kỹ thuật cũng như các phần mềm hay chỉ báo mà chỉ là Figure chart, nó đơn giản chỉ là một tờ giấy ghi nhận lại sự chuyển động của giá.

chúng_ta_chưa_có_phân_tích_kỹ_thuật.jpg

Nhìn vào đồ thị trên, Trader có thể nhận ra một cách dễ dàng rằng, chuyển động của giá được ghi lại mà không cần quan tâm đến các đơn vị cũng như các chỉ báo khác. Khi giá chuyển động từ 46 xuống 40, chúng ta đơn giản chỉ cần ghi lại vào một cột. Khi giá tăng lên 41 chúng ta không thể ghi đè dữ liệu lên cột trước được, chúng ta chuyển cột và tiếp tục ghi nhận những diễn biến giá xảy ra trong những ngày tiếp theo. P&F chart ngày hôm nay cũng hoạt động theo cách tương tự. Giả sử đây là đồ thị giá của 1 năm của Công ty Amalgamated Copper vào năm 1903, chúng ta có thể thấy được điều gì?

✔ Giá tạo đỉnh ở 52$.

✔ Giá tạo đáy ở 34$.

✔ Giá đóng cửa ở mức 47$.

✔ Giá 39$ là mức giá được giao dịch nhiều nhất trong năm (24 lần).

2. Point Chart "Đồ thị điểm"

Về sau, một số nhà phân tích thấy rằng thật rối rắm khi lúc nào cũng ghi những chuyển động của giá bằng những con số. Vì thế, họ ghi lại chuyển động giá bằng những dấu tích, dấu nhân, hoặc bằng dấu chấm và chuyển cột giá sang bên trái hoặc bên phải được gọi là “Trục Tung” (Vertical Axis).

Point_Chart_đồ_thị.jpg

Về cơ bản, Point Chart cũng giống như Figure Chart, đều là một dạng ghi lại chuyển động của giá trong những ô vuông. Tuy nhiên, Point chart vẫn có những ưu điểm so với Figure chart mà một trong số đó là họ có thể ghi nhận được những chuyển động mang tính phân số mà nếu thể hiện bằng Figure chart sẽ làm rối đồ thị khiến cho đồ thị bị khó đọc như 1/2,1/4 hay 3/4.

3. Lưỡng long nhất thể "Point & Figure chart"

Trên đây là 2 loại đồ thị rất phổ biến vào những năm 90s của thế kỷ 19 dùng để phân tích giá cả thị trường.

Và sau này, để đơn giản hơn thì người ta kết hợp cả hai loại đồ thị đó lại vào trong một thể thống nhất mà ngày nay vẫn được dùng với cái tên Point And Figure.

Point_And_Figure.jpg

Thay vì dùng số, dấu x, dấu chấm, … thì 2 ký tự được chúng ta sử dụng trong Point and Figure chart đó là X và O.Trong đó X đại diện cho CẦU và O đại diện cho CUNG.

Như chúng ta đã biết, trong một mối quan hệ thị trường, được đại diện bởi CUNG và CẦU. Khi CUNG thắng, hay CUNG lớn hơn so với CẦU thì giá sẽ có một lực đẩy xuống để CUNG và CẦU gặp nhau và ngược lại.

Đó cũng chính là ví do vì sao gọi P&F là một loại đồ thị chỉ mang sự "Tinh khiết" của giá.

Bài viết chúng tôi chia sẻ áp dụng Trade cũng thành công lắm đó, mọi người cần cố gắng. Qua bài viết thì Trader cũng có được một số góc nhìn thú vị khác ngoài vấn đề giao dịch và phân tích. Trader nào có nhu cầu muốn tìm hiểu đầy đủ về loại đồ thị này có thể trao đổi trực tiếp với chúng tôi qua zalo. Chúc toàn thể Trader thành công.

 

DiendanForex

Đăng ký học Forex

Liên hệ

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại(*)
Invalid Input

Email
Trường bắt buộc

Nội dung
Trường bắt buộc

Gửi ngay

 
 

Đăng ký học Forex

Đăng ký học forex

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại(*)
Invalid Input

Email
Trường bắt buộc

Nội dung
Trường bắt buộc

Gửi ngay

IC_ảnh_nhỏ.jpg

icmarkets_banner_1.gif

LIÊN HỆ KHÓA HỌC

 hotline_diễn_đàn_Forex.jpg  09.32.39.5555 - 09.62.21.21.21

096.666.1585 - 0797 90.90.90

 zalo_diễn_đàn_forex.jpg  09.32.39.5555

 tải_xuống_1.jpg   118 Đường 3/2, Quận 10, TP Hồ Chí Minh 

   Daotaoforex_2.png   Chienluocforex 

 

 

 

DAO TAO FOREX 2