DAO_TAO_FOREX_2.png

icmarkets_mới_nhất.jpg

Chiến lược forex hiệu quả, cách phân tích EUR/USD theo phương pháp Market Profile

ưu_điểm_tuyệt_nhất_về_Market_Profile.jpg

Một trong những ưu điểm tuyệt nhất về Market Profile là tính linh hoạt, nó không bị áp đặt bởi giá. Ví dụ, giá tăng, chưa chắc khối lượng của MP cũng ủng hộ lực tăng của giá. Và ngược lại, khi giá giảm nhưng thanh khoản lại tập trung ở vùng cao hơn. Đó chính là cơ hội của những trader theo phương pháp Market Profile. Muốn trade thành công theo trường phái này, các bạn không cần phải học quá nhiều chiêu thức, chỉ cần hiểu được bản chất vấn đề là có thể thiên biến vạn đủ loại, gặp trường hợp nào cũng có thể giao dịch được.

Nguyên tắc này không chỉ áp dụng với Market Profile mà còn cho tất cả những phương pháp giao dịch khác. Các bạn muốn thành công, nhất thiết phải học được bản chất của vấn đề, cái cốt lõi của phương pháp, đừng chỉ học phần ngọn. Nói dài dòng như vậy nhưng tôi mong những người đọc bài viết này có thể hiểu được ý của tôi.

Sau 4 bài viết về Market Profile, dường như số lượng người quan tâm đến Market Profile có giảm đi đôi chút. Không biết vì lý do gì, có thể là quá khó để tiếp cận? hoặc thấy không thú vị như Bollinger Bands, Stoch, MA,...? nhìn công cụ xấu quá, muốn đẹp như tradingview nhưng chưa muốn bỏ tiền? Có rất nhiều lý do các bạn ít quan tâm đến phương pháp này. Nhưng nó lại là một phương pháp tiềm năng cho những trader muốn trở thành chuyên nghiệp. Do đó, tôi muốn tập trung vào chủ đề này hơn, có thể tạo ra một trường phái để trade theo Market Profile và làm cộng đồng này lớn mạnh hơn thì thật là quá tốt đẹp.

Hôm nay tôi có một setup SELL của GU, theo quy tắc thì với giá này tôi đã chốt lời được rồi, nhưng tôi đặt mục tiêu xa hơn một tí xem nó có về vùng mà tôi dự kiến hay không.

một_setup_SELL_của_GU.png

Theo tôi nhận thấy thì hôm nay không có cơ hội gì đặc biệt. Hôm nào có kèo, tôi sẽ post lên đây để mọi người cùng biết. Sắp tới có thể làm bài phân tích hàng ngày nếu các bạn quan tâm, hoặc các bạn có thể comment setup mà các bạn phân tích được để cùng nhau thảo luận. Nếu tôi chưa trả lời kịp thì là tôi đang bận, sẽ trả lời sau.

Dông dài vậy đủ rồi, chúng ta sẽ học gì nhỉ? Hôm nay là bài viết thứ 5 trong series bài viết về Market Profile. Chủ đề hôm nay là phân tích cho những cú trade dài hơi hơn một chút dành cho những trade thích trade dài hạn, theo xu hướng.

Các bạn cũng có thể lấy gợi ý trong bài này để trade ngắn hạn, không sao cả.

TÌM ĐIỂM VÀO LỆNH TRÊN CẶP EURUSD

Tôi sẽ thực hiện phân tích trên khung MN (1 cây nến = 1 tháng). Đồ thị bên dưới cho một khoảng thời gian là 14 năm.

một_phân_tích_đơn_giản_nhé.png

Bây giờ làm một phân tích đơn giản nhé. Chúng ta phải có tư duy là MP chỉ là một trong những công cụ hỗ trợ, do đó, chúng ta cũng cần một số công cụ khác: Fibonacci, price action, kháng cự / hỗ trợ,...

Trong con sóng tăng hiện tại, ta vẽ được MP có dạng mẫu hình b - profile báo hiệu con sóng tăng này có thể sẽ kết thúc sớm, nó không còn lực tăng nữa. Vậy chúng ta sẽ đi tìm kiếm lệnh SELL cho con sóng tăng này.

Vấn đề bây giờ được đặt ra là SELL ở đâu là hợp lý nhất?

Bước 1: tìm mức hợp lý bằng Fibo, kéo Fibo Projection ở con sóng giảm trước đó, để biết lực đi của con sóng tăng hiện tại. Cách vẽ: kéo từ đỉnh sóng xuống đáy sóng, đỉnh sóng sẽ là 100%, đáy sóng sẽ là 0%. Như vậy mục tiêu tiếp theo của Fibo là mức 161.8%. Chúng ta có một gợi ý là giá sẽ dừng tăng ở mức 161.8%.

Bước 2: Phân tích Market Profile trong quá khứ để xem vùng nào là vùng được giao dịch nhiều nhất, vùng đó sẽ là vùng cân bằng mua bán, giá sẽ dừng tăng ở đó. Lý do giá dừng tăng ở đó là vì nơi đó tập hợp rất nhiều người bán, đủ để hấp thụ toàn bộ lực mua đã đẩy giá lên. Vùng đó ở các bài trước gọi là POC. Chúng ta có một gợi ý nữa là giá sẽ dừng lại ở POC.

Bước 3: xác định kháng cự mạnh trong quá khứ. Lui về quá khứ, ta xác định được một hỗ trợ rất mạnh được test tới 3 lần tại 3 đáy khác nhau. hỗ trợ này bây giờ trở thành kháng cự.

Bước 4: Đặt lệnh: sau 3 bước, chúng ta thấy mức Fibonacci 161.8%, POC và mức kháng cự mạnh gần như là trùng nhau. Đây chính là vùng hợp lưu không còn gì lý tưởng hơn để đặt lệnh SELL.

Bước 5: Tìm kiếm takeprofit và stoploss. Mục tiêu chốt lời sẽ ở POC hiện tại. Stoploss sẽ là mức 200% của Fibonacci.

Tìm_kiếm_takeprofit.png

KỊCH BẢN THỨ HAI KHI SETUP BỊ THẤT BẠI

một_trader_giỏi_không_bao_giờ.png

Dĩ nhiên, một trader giỏi không bao giờ chỉ nghĩ đến một setup, chúng ta phải có setup dự phòng để gỡ gạc lại.

Trường hợp giá không quay đầu mà tăng luôn và chạm vào stoploss thì chúng ta đã được xác nhận, giá vẫn còn rất mạnh, và chúng ta sẽ tìm kiếm lệnh BUY để gỡ lại.

Vùng hợp lưu giữa POC, Fibonacci 161.8 và Kháng cự mạnh vẫn vẫn là vùng quan trọng. Chúng ta sẽ chờ giá tăng lên và pullback lại vùng đó, sau đó sẽ đặt lệnh BUY. Mục tiêu chốt lời sẽ là vùng POC phụ kế tiếp (tạm gọi), stoploss được đặt dưới mức Fiboncci 100%.

Đăng ký học Forex

Liên hệ

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại(*)
Invalid Input

Email
Trường bắt buộc

Nội dung
Trường bắt buộc

Gửi ngay

 
 

Đăng ký học Forex

Đăng ký học forex

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại(*)
Invalid Input

Email
Trường bắt buộc

Nội dung
Trường bắt buộc

Gửi ngay

IC_ảnh_nhỏ.jpg

icmarkets_banner_1.gif

LIÊN HỆ KHÓA HỌC

 hotline_diễn_đàn_Forex.jpg  09.32.39.5555 - 09.62.21.21.21

096.666.1585 - 0797 90.90.90

 zalo_diễn_đàn_forex.jpg  09.32.39.5555

 tải_xuống_1.jpg   118 Đường 3/2, Quận 10, TP Hồ Chí Minh 

   Daotaoforex_2.png   Chienluocforex 

 

 

 

DAO TAO FOREX 2