DAO_TAO_FOREX_2.png

icmarkets_mới_nhất.jpg

Chơi Forex hiệu quả, cách giao dịch cặp tiền EUR/USD

cặp_tiền_EURUSD.jpg

EUR/USD là một trong những cặp tiền tệ chính được rất nhiều nhà đầu tư giao dịch, nhờ vào biên độ dao động không lớn như Gold hay các cặp tiền chứa GBP, đồng thời lại mang tính ổn định giúp nhà đầu tư giao dịch ổn định hơn khi giao dịch Gold hay GBP. Để lập kế hoạch giao dịch tốt cặp tiền EUR/USD thì việc hiểu rõ đặc điểm cặp tiền tệ này là điều cần thiết. Bài viết này chúng tôi chia sẻ cụ thể đến nhà đầu tư những đặc điểm và yếu tố của cặp tiền EUR/USD các bạn hãy theo dõi:

Đặc điểm cặp tiền EUR/USD

Euro là tiền tệ chính thức của Liên minh châu Âu (EU), đồng thời là loại tiền dự trữ lớn thứ hai cũng như giao dịch nhiều thứ hai trên thế giới. Đồng Euro đã được 19 quốc gia trong tổng số 28 quốc gia thành viên sử dụng. Trong số này chiếm ưu thế nhất là Đức và Pháp, đây là 2 nền kinh tế lớn nhất trong khối EU. Năm 2016, một mình Đức đóng góp 21% GDP cho EU, trong khi Pháp đóng góp 16%. Chính nhờ các đóng góp đáng kể vào GDP của EU khiến cho Đức và Pháp có vị trí quyền lực chính trị to lớn trong EU. Đồng thời đây cũng là hai quốc gia sẽ gây ảnh hưởng nhiều nhất tới đồng Euro.

Đặc_điểm_cặp_tiền_EURUSD.jpg

Ngoài ra, GDP khu vực Châu Âu chiếm 19,7 nghìn tỷ đô la, đã khiến cho đồng Euro, dù là loại tiền tệ mới bắt đầu lưu hành vào năm 2002, nhưng đã trở thành đồng tiền có sức ảnh hưởng lớn lao tới nền kinh tế toàn cầu.

Đồng đô la Mỹ là loại tiền dự trữ được giao dịch nhiều nhất và lớn nhất trên thế giới. Nó được sử dụng bởi các quốc gia khác một cách chính thức hoặc không chính thức như là loại tiền tệ lưu thông.

Lượng đô la Mỹ đang lưu hành được kiểm soát bởi Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed) và cùng các quyết sách được thực hiện trong các cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) theo lịch trình.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cặp tiền EUR/USD

Giống như tất cả các cặp tiền tệ, các yếu tố thúc đẩy sự tăng giá của một loại tiền tệ được xác định bởi sức mạnh của hai nền kinh tế đi cùng cặp tiền tệ. Nhờ vào việc so sánh hai loại tiền tệ như Tốc độ tăng trưởng, thất nghiệp và các số liệu kinh tế quan trọng khác. Thông thường, đồng tiền có nền kinh tế tăng trưởng cao hơn và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn sẽ có xu hướng tăng giá và đứng trước so với đồng tiền đứng sau nó.

Những_yếu_tố_ảnh_hưởng_đến_cặp_tiền_EURUSD.jpg

Lạm phát và lãi suất cũng đóng một vai trò quan trọng cho EUR/USD. Lạm phát cao hơn với tăng trưởng GDP thấp hơn sẽ làm tiền tệ suy yếu dài hạn. Trong khi triển vọng lãi suất cao hơn với mức tăng trưởng GDP ổn định sẽ giúp củng cố loại tiền tệ này so với loại tiền tệ có triển vọng lãi suất ổn định hoặc thấp hơn.

Chính vì thế, theo dõi tăng trưởng GDP, thất nghiệp và lạm phát sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản để giao dịch cặp EUR/USD. Đối với các nhà giao dịch trung hạn, với các vị thế mở lệnh kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, thì các thông tin này sẽ giúp trader có được ý tưởng tốt xu hướng tiền tệ. Biểu đồ trên cho thấy sự tăng trưởng GDP của Mỹ và Euro từ năm 2012 đến 2017.

Đối với các nhà giao dịch theo dạng intraday các tin tức liên quan đến Non-Farm Bảng lương phi nông nghiệp được công bố vào Thứ Sáu đầu tiên của mỗi tháng lúc 19h30 (giờ Việt Nam) là thông tin quan trọng có thể gây ra những biến động lớn về giá.

Ngoài ra, các cuộc cuộc họp chính sách của các ngân hàng trung ương có thể gây ra những biến động lớn khi thị trường điều chỉnh giá theo những kỳ vọng mới. Lãi suất cao hơn thường sẽ có tác động tích cực hoặc tăng giá đối với một loại tiền tệ, ít nhất là trong ngắn hạn. Mặt khác, việc giảm lãi suất thường sẽ khiến đồng tiền giảm giá ngắn hạn.

Ngân_hàng_Trung_ương_châu_Âu.jpg

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ họp hai lần/tháng, còn cục Dự Trữ liên bang Fed sẽ họp mỗi tháng một lần. Tất cả các cuộc họp của Fed đều mở ra sự thay đổi trong chính sách tiền tệ, nhưng thường các cuộc họp diễn ra vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 hoặc tháng 12, thời điểm chủ tịch Fed tổ chức họp báo và phát biểu về chính sách tiền tệ là những tháng quan trọng hơn cả. Đồng nghĩa nếu thay đổi lãi suất được thực hiện, việc công bố lý do đằng sau thay đổi sẽ dễ dàng hơn cũng như dùng để đánh giá về những thay đổi trong các tháng tới.

Chính vì thế, các cuộc họp chính sách của ngân hàng trung ương và các tuyên bố báo chí vào tháng tiếp theo sẽ dễ làm tăng sự biến động và có thể khiến cho nhà đầu tư giao dịch theo hướng lướt sóng sẽ tranh thủ tìm cách nhảy vào để tìm kiếm lợi nhuận. Đặc biệt, các chính sách tuyên bố sử dụng các từ ngữ mang hướng tiêu cực hoặc tích cực dường như là gợi ý về sự thay đổi chính sách tiền tệ, khiến giá EUR/USD sẽ biến động nhanh chóng trong vòng vài phút.

Cặp tiền tệ EUR/USD vốn được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, nến sẽ có vô số nhà đầu tư theo dõi cuộc họp công bố dữ liệu kinh tế quan trọng hoặc các cuộc họp chính sách tiền tệ gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Thường các bảng lương phi nông nghiệp hay các thay đổi chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ sẽ dễ dàng tạo ra những biến động lớn về giá hơn so với các tin tức khác.

Nên giao dịch EUR/USD vào thời gian nào

Giống như mọi cặp tiền tệ khác EUR/USD cũng được giao dịch suốt ngày đêm, 24/5 luân phiên từ London đến New York, sau đó đến Tokyo.

Như có nói trước đó, cặp EURUSD so với cặp tiền tệ chứa GBP thường yên bình hơn. Tuy nhiên, vào các thời điểm công bố dữ liệu kinh tế hoặc báo cáo chính sách tiền tệ sau các cuộc họp của ngân hàng trung ương thì EUR/USD sẽ chạy không kém gì GBP.

Nhất là vào thời điểm các dữ liệu kinh tế quan trọng nhất được phát hành vào 10 giờ sáng GMT. Thời điểm dữ liệu kinh tế liên quan tới đồng Euro được công bố thường trùng với thời điểm mở cửa của phiên giao dịch London (khoản 14h-15h theo giờ Việt Nam).

Trong khi đó, các dữ liệu kinh tế từ Mỹ thường được công bố trước khi thị trường chứng khoán mở cửa lúc 08:30 sáng EST (tương đương 19h30 giờ Việt Nam). Các cuộc họp của ngân hàng trung ương đều được tổ chức ít nhất 1 tháng một lần. Tất nhiên không phải cuộc họp nào cũng đưa ra các quyết định chính sách tiền tệ, nên bạn có thể xem lịch kinh tế và tin tức trên trên các trang web kinh tế để nắm được thông tin nội dung của cuộc họp.

7_phiên_giao_dịch_eur.jpg

Biểu đồ trên cho thấy 7 phiên giao dịch từ ngày 29 tháng 6 năm 2017, trên khung thời gian nến 1 giờ. Có thể thấy giao dịch EUR/USD có xu hướng biến động mạnh hơn qua các giai đoạn được đánh dấu bằng hình chữ nhật màu xanh, so với các giai đoạn được vẽ bằng hình chữ nhật màu vàng.

Các hình chữ nhật màu xanh luôn cao hơn, cho thấy phạm vi giao dịch tại những khung giờ đó luôn lớn hơn. Các hình chữ nhật màu xanh hiển thị phạm vi giao dịch của phiên London mở cửa lúc 7 giờ sáng GMT đóng cửa lúc 4 giờ chiều GMT. Những giờ giao dịch này cũng trùng với giờ mở cửa của phiên New York lúc 12 giờ GMT. Các hình chữ nhật màu vàng hiển thị phần còn lại của phiên giao dịch New York và phiên Tokyo bắt đầu lúc 6 giờ chiều EST.

Như vậy các phiên Âuphiên Mỹ sẽ có nhiều biến động hơn so với phiên Á. Nếu phân tích kỹ thuật của nà đầu tư tốt và phương pháp giao dịch của bạn là lướt sóng thì nhà đầu tư có thể chờ tới phiên Âu hoặc phiên Mỹ để giao dịch cặp EUR/USD.

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

 

Chỉ báo Barabol Sar là gì? Cách giao dịch theo chỉ báo Barabol Sar

• Chi tiết sàn ICMarkets, hướng dẫn mở tài khoản giao dịch sàn ICMarkets

 

Tham gia kênh của chúng tôi để cập nhật tin tức và kiến thức mới nhất:

 

• Telegram: http://bit.ly/2VvsV1e

• Facebook: DiendanForex Vietnam

Đăng ký học Forex

Liên hệ

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại(*)
Invalid Input

Email
Trường bắt buộc

Nội dung
Trường bắt buộc

Gửi ngay

 
 

Đăng ký học Forex

Đăng ký học forex

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại(*)
Invalid Input

Email
Trường bắt buộc

Nội dung
Trường bắt buộc

Gửi ngay

IC_ảnh_nhỏ.jpg

icmarkets_banner_1.gif

LIÊN HỆ KHÓA HỌC

 hotline_diễn_đàn_Forex.jpg  09.32.39.5555 - 09.62.21.21.21

096.666.1585 - 0797 90.90.90

 zalo_diễn_đàn_forex.jpg  09.32.39.5555

 tải_xuống_1.jpg   118 Đường 3/2, Quận 10, TP Hồ Chí Minh 

   Daotaoforex_2.png   Chienluocforex 

 

 

 

DAO TAO FOREX 2