DAO_TAO_FOREX_2.png

icmarkets_mới_nhất.jpg

Kinh nghiệm 40 năm đầu tư vẫn bị mất trắng vì đại dịch Covid-19

01/04/2020 - 17:04

Vũ Đăng Nhân đăng: Nguồn Zing News

kinh_nghiệm_40_năm_đầu_tư.jpg

Nhà đầu tư 40 năm kinh nghiệm mất tất cả trong 40 ngày vì Covid-19. Tôi đầu tư chứng khoán trong 40 năm và vượt qua 4 cú sụp đổ của thị trường, nhưng virus khiến tài sản của tôi bốc hơi trong 40 ngày, nhà đầu tư James B. Stewart viết.

Trên New York Times, nhà đầu tư James B. Stewart, giáo sư báo chí kinh doanh tại Đại học Columbia, kể về trải nghiệm chưa từng có trong 40 năm đầu tư chứng khoán vì dịch Covid-19.

"Sáng thứ năm 19/3, 4 tuần sau khi virus corona chủng mới bắt đầu lây lan tại Mỹ, chỉ số Dow Jones giảm 700 điểm ngay sau khi thị trường mở cửa. Nó đã lao dốc xuống dưới mốc 20.000 từ phiên trước đó. Trong vòng một tháng, Dow giảm kỷ lục 30%, thậm chí còn tồi tệ hơn hồi Đại khủng hoảng.

Mức giảm thật khủng khiếp. Tuy nhiên, dựa theo những quy tắc đã tích lũy sau hàng thập kỷ đầu tư, tôi biết đây là thời điểm để mua vào cổ phiếu. Nhưng khi đăng nhập vào tài khoản môi giới của mình, thứ đầu tiên đập vào mắt tôi là giá trị hiện tại của danh mục đầu tư.

Bị cô lập trong một trang trại ở vùng nông thôn New York, đã nhiều ngày tôi không nhìn vào tài khoản. Giờ, tôi cũng chẳng buồn nhìn vào nó nữa. Thay vào đó, tôi quyết định xem dự báo thời tiết và kiểm tra hòm thư. Tôi không làm được gì suốt một giờ sau đó.

chungkhoan_mỹ.jpg

Đầu óc tôi hoàn toàn tê liệt. Tôi đã đầu tư cổ phiếu suốt gần 40 năm qua. Tôi vượt qua, sống sót và thậm chí giàu có lên sau 4 cú sốc thị trường. Đáng lẽ tôi đã được chuẩn bị cẩn thận.

Tuy nhiên, nhìn lại một vài tuần qua, tôi thấy mình vi phạm hầu hết nguyên tắc đã được kiểm chứng theo thời gian. Bị mắc kẹt giữa tâm lý lạc quan và tuyệt vọng trước hàng loạt tin tức xấu và cuộc sống thường nhật bị đảo lộn, tôi để cảm xúc ảnh hưởng đến quyết định của mình. Sáng nay, tôi lại làm điều đó một lần nữa.

Mùa hè năm 1982, lần đầu tiên tôi mua một quỹ tương hỗ sau khi tiết kiệm đủ tiền. Cha tôi, một nhà quản lý bán hàng cho các chi nhánh địa phương của NBC, có niềm tin mạnh mẽ vào thị trường chứng khoán. Ông truyền niềm tin ấy cho tôi.

Hóa ra năm 1982 là một năm tuyệt vời để mua vào. Thị trường tăng trưởng đều đặn trong nhiều năm trời. Tôi thích tìm kiếm quỹ tương hỗ của mình trên các bản tin chứng khoán. Trong 5 năm tiếp theo, thị trường tăng 300%.

Ngày 19/10/1987, tôi đến thăm anh trai tôi ở Pháp. Khi rời khỏi khách sạn, tôi nhận thấy các trang nhất trên sạp báo đều đưa tin Dow giảm “23”. Tôi thắc mắc vì sao thị trường Mỹ lại xuất hiện trên trang nhất tại Pháp. Tôi nhìn kỹ hơn và nhận ra biểu tượng “%” đứng sau số 23.

chứng_khoán_giảm_mạnh.jpg

Chỉ trong một ngày, chỉ số Dow giảm 508 điểm. Đó là ngày tồi tệ nhất đối với thị trường chứng khoán khi đó. Tôi nhận thấy mình phải bán ra để cứu vãn khoản tiết kiệm ít ỏi. Nhưng tôi đang ở quá xa và không còn lựa chọn nào khác ngoài tiếp tục giữ.

Khi trở lại Mỹ, thị trường dường như đã ổn định. Nhưng biến động sớm quay trở lại. Trong một lần sụt giảm, tôi hoảng loạn và bán toàn bộ quỹ của mình.

Đến tháng 9/1989, thị trường đã phục hồi hoàn toàn. Tôi chờ đợi trong vô vọng, tìm kiếm thời điểm thích hợp để trở lại. Khi đó, tôi thề sẽ không bao giờ giao dịch trong lúc hoảng loạn. Tôi đã đưa ra một nguyên tắc. Đó là không bao giờ bán vào ngày giá xuống và không bao giờ mua vào ngày giá lên.

Giàu lên sau cú sốc

Nguyên tắc đó giúp tôi thành công khi thị trường tăng trưởng kỷ lục trong thập kỷ tiếp theo nhờ sự bùng nổ công nghệ. Ngay cả khi bong bóng công nghệ vỡ vào đầu năm 2000, tôi vẫn tuân thủ theo nguyên tắc và không bán.

Khi thị trường giá xuống 2 năm liên tiếp, tôi đã tinh chỉnh được chiến lược của mình. Theo đó, tôi sẽ mua vào mỗi lần thị trường giảm 10% so với mức cao trước đó và mua thêm sau mỗi lần giảm 10% tiếp theo. Như vậy tôi sẽ không bao giờ mua giá đỉnh của chu kỳ.

Chiến lược của tôi là biến thể của phương pháp tái cân bằng danh mục đầu tư phổ biến hiện nay (bán một số loạt tài sản và mua các loại khác để duy trì phân bổ ổn định).

Tôi đã sử dụng chiến lược này hồi khủng hoảng tài chính năm 2008. Tháng 10 năm đó, thị trường lao dốc, các nhà đầu tư khác tự hào rằng họ đã đoán trước và kịp bán ra, riêng tôi mua vào.

Thị trường giảm 10% đến 5 lần và tôi có nhiều cơ hội để mua vào. Thực tế, việc mua vào ở lần giảm 10% đầu tiên là khá ngớ ngẩn, vì thị trường còn giảm thêm 40% nữa. Nhưng tôi vẫn có lợi nhuận từ lần mua vào đầu tiên này vì thị trường bật tăng kỷ lục sau đó.

lo_lắng_chứng_khoán_giảm.jpg

Năm 2009, tôi cũng không phải lo lắng về việc quay trở lại thị trường nữa. Bởi vì tôi vẫn ở đó.

Kể từ năm đó, chỉ có 5 lần thị trường điều chỉnh 10% và mỗi lần đều là một cơ hội mua cho tôi. Lần điều chỉnh cuối cùng diễn ra vào năm 2008. Tôi tự hỏi đến bao giờ mới có một cơ hội như vậy và ngày càng mất kiên nhẫn.

Ngày 19/2, S&P 500 đóng cửa ở mức cao kỷ lục. Không ai có thể nghĩ đến một thị trường giá xuống hoặc cuộc suy thoái sắp xảy ra với nước Mỹ, ngay cả khi cổ phiếu cao kỷ lục và virus lạ có nguồn gốc từ Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) bắt đầu lan rộng.

Cho đến một tuần sau đó, cổ phiếu sụt giảm. Ngày 25/2, S&P giảm 7,6% so với đỉnh.

Nguồn: Zing News

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

➤ Đào Tạo Forex & Gold: hệ thống đào tạo Trader thành công nhất Việt Nam

 Chào mừng đến với StormGain nền tảng giao dịch tiền mã hóa mới nhất 

CẢM ƠN NHÀ ĐẦU TƯ ĐÃ THEO DÕI NHỮNG CHIA SẺ CỦA CHÚNG TÔI

MỌI THẮC MẮC CÁC BẠN LIÊN HỆ

Đăng ký học Forex

Liên hệ

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại(*)
Invalid Input

Email
Trường bắt buộc

Nội dung
Trường bắt buộc

Gửi ngay

 
 

Đăng ký học Forex

Đăng ký học forex

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại(*)
Invalid Input

Email
Trường bắt buộc

Nội dung
Trường bắt buộc

Gửi ngay

IC_ảnh_nhỏ.jpg

icmarkets_banner_1.gif

LIÊN HỆ KHÓA HỌC

 hotline_diễn_đàn_Forex.jpg  09.32.39.5555 - 09.62.21.21.21

096.666.1585 - 0797 90.90.90

 zalo_diễn_đàn_forex.jpg  09.32.39.5555

 tải_xuống_1.jpg   118 Đường 3/2, Quận 10, TP Hồ Chí Minh 

   Daotaoforex_2.png   Chienluocforex 

 

 

 

DAO TAO FOREX 2